Đường hàng không Giao_thông_Hải_Phòng

Sân bay quốc tế Cát Bi: Đây là sân bay đầu tiên của miền Bắc thời Pháp thuộc. Sân bay này xây dựng chủ yếu dùng trong quân sự. Hiện nay sân bay được sử dụng hỗn hợp dân sự - quân sự.

Vào năm 2014, sân bay đã được đầu tư, nâng cấp cải tạo đường băng có thể đón được các loại máy bay cỡ lớn như B747, B777, A330 và trở thành sân bay dự bị đầy đủ cho Sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra sân bay Cát Bi được đầu tư xây mới tháp không lưu, nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ, chính thức được nâng cấp trở thành Cảng hàng không quốc tế, cho phép đón chuyến bay quốc tế từ 0h00 ngày 12/05/2016.

Hiện nay, có 4 hãng hàng không khai thác các chuyến bay thường xuyên đi và đến sân bay Cát Bi (Vietjet Air, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific AirlinesThai Vietjet Air), 1 hãng khai thác đường bay thuê chuyến (Sichuan Airlines). Tổng số đường bay thường xuyên đang khai thác của các hãng là 10 đường bay, kết nối Hải Phòng với các trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch của Việt Nam và châu Á là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc, Đà Lạt, Pleiku, Đồng Hới, Seoul (Hàn Quốc) và Bangkok (Thái Lan).

Hiện tại, Vietjet Air đã lựa chọn Sân bay quốc tế Cát Bi là sân bay căn cứ (Hubs), tiếp tục đầu tư xây dựng nhà ga hành khách số 2 và tăng thêm diện tích đỗ trong sân bay. Đồng thời hãng này sẽ tiếp tục mở đường bay thẳng từ Hải Phòng đi Cần Thơ, Tokyo (Nhật Bản) và Singapore.

Sân bay Kiến An (Đại bản doanh của không lực hải quân VN, do Bộ Quốc phòng quản lý).

Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng. Đây là Dự án có khả năng sẽ là sân bay lớn nhất tại miền Bắc được đặt tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, quy mô khoảng 6000 ha với tổng vốn đầu tư dự tính hiện thời qua 3 giai đoạn đến 2030 là hơn 8 tỉ USD.[3]